Vậy là phần 1 các bạn đã biết được mụn là gì và các thể loại mụn phổ biến từ nặng đến nhẹ. Trong bài viết này, Miu sẽ giúp các bạn đi sâu tìm hiểu rõ hơn về sợ bã nhờn, tuyến bã nhờn, các nang lông nhé!
Mụn trứng cá ở cấp độ tế bào
Ở mức độ cơ bản, mụn là kết quả từ việc các tuyến bã nhờn tích tụ trên da, gây tắc lỗ chân lông, các vi khuẩn phát triển và hình thành viêm. Mụn trứng cá thường tập trung ở các nang lông, khi bã nhờn được sinh ra ở các tuyến bã nhờn tạo thành khối và bịt kín các lỗ chân lông. Các nang lông bị bịt kín sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như Propionibacterium acnes và Staphylococcus aureus. Sự phát triển của các loại vi khuẩn này gây nên tình trạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với loại vi khuẩn đó bằng việc gây viêm tại chỗ, tăng lưu lượng máu và tập trung các tế bào bạch cầu vào nang lông.
Tình trạng viêm thường xuyên có thể gây lây lan cho các nang lông và các mô xung quanh, trong một số trường hợp, quá trình này sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn : viêm, lành, lây lan, và dẫn đến mụn trứng cá trên diện rộng gây tổn hại đáng kể cho da và mô dưới da. Việc điều trị kháng sinh và retinoid sẽ cần thiết để phá vỡ chu kỳ này, giải quyết tình trạng nhiễm trùng và làm lành các mô viêm.
Tuyến bã nhờn và các nang lông khỏe mạnh
Các tuyến bã nhờn
Trong 1 nang lông lành mạnh, tuyến bã nhờn sẽ sản xuất ra bã nhờn với một lượng thích hợp để duy trì sức khỏe cho da, chân lông và các mô xung quanh thúc đẩy lông, tóc phát triển và dài ra.
Đối với trường hợp da bị mụn trứng cá, một vài nguyên nhân sẽ thúc đẩy tuyến bã nhờn tiết ra nhiều bã nhờn hơn bình thường phá vỡ sự cân bằng bã nhờn trên da và từ đó gây ra mụn. Và thủ phạm gây ra mụn trong nhiều trường hợp chính là tuyến bã nhờn tiết thừa bã nhờn. Điển hình là sự gia tăng tiết hoocmon androgen trong tuổi dậy thì sẽ kích thích sản sinh bã nhờn nhiều hơn mức bình thường. Ngoài ra, tùy theo cơ địa mỗi người, có thể tuyến bã nhờn lớn hơn bình thường hoặc tăng trưởng quá mức dẫn đến số lượng bã nhờn tiết ra nhiều.
Bã nhờn
Bã nhờn được tạo ra bởi sự phân hủy của các tế bào trong tuyến bã nhờn. Khi các tế bào mới được sinh ra chúng sẽ phải trải qua chu kỳ sống, trưởng thành và sau đó chết đi. Các tế bào chết sẽ di chuyển lên bề mặt da để nhường chỗ cho các tế bào mới phát triển. Các tế bào chứa nhiều lipid (dầu) và các chất phụ khác sẽ tiết ra bã nhờn để bôi trơn và bảo vệ nang lông. Chính sự gia tăng của các tuyến bã nhờn làm cho da nhiều dầu và lỗ chân lông to.
Bã nhờn có thể được xem như là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho các vi khuẩn sống trong nang lông, ví dụ như P. acnes và S. aureus.Lượng bã nhờn dư thừa càng nhiều có thể sẽ càng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn và dẫn đến tình trạng viêm, đỏ và hình thành mủ. Nếu vị trí viêm chỉ cắm trong nang lông gần với bề mặt da, chúng sẽ hình thành mụn đầu trắng. Trong vài trường hợp, mụn nang hay mụn mủ chính là kết quả của quá trình viêm sâu trong chân lông và nhô ra khỏi bề mặt.
Tình trạng viêm
Khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoặc bị bịt kín bởi các tác nhân bên ngoài có thể sẽ dẫn đến sự tích tụ nhiều bã nhờn, vi khuẩn từ sâu bên trong nang lông. Kết quả của sự tích tụ này sẽ là hình thành các u nang và những nốt mụn sần lớn gây đau đớn. Các u nang này chứa các nhân viêm hay còn gọi là ổ dịch viêm, nó được bao quanh bởi các mô và không phải dễ dàng để chúng thoát mủ và vi khuẩn lên bề mặt da (hay còn gọi là chọc mụn). Trong khi đó, tuyến bã nhờn lại tiếp tục sản xuất ra bã nhờn và kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn, điều này lâu dần sẽ gây vỡ nang lông và các dịch viêm sẽ chảy vào các mô xung quanh gây lây lan và trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Lâu dần, chúng sẽ để lại sẹo thậm chí là sẹo vĩnh viễn nếu tình trạng viêm nặng và ổ viêm có kích thước lớn. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa những vết sẹo do mụn là hãy nhanh chóng điều trị khi mới xuất hiện các triệu chứng của mụn.
Phương pháp điều trị mụn trứng cá.
Đối với hầu hết các thể mụn trứng cá loại 1 và loại 2, tình trạng tắc
nghẽn chân lông và viêm tương đối gần với bề mặt da và điều trị bằng
thuốc thoa tại chỗ là khá hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hầu hết
các chế phẩm bôi không có khả năng thâm nhập sâu vào các mô để điều trị
tận gốc ổ viêm và mụn nang. Vì vậy, trong những trường hợp này, sử dụng
kháng sinh, retinoids đường uống để kiểm soát sự nhiễm khuẩn và làm chậm
sự tăng trưởng của các tuyến bã nhờn là điều cần thiết.
Chờ tiếp phần 3 nhé cả nhà! Kiến thức còn nhiều lắm ấy.
Chờ tiếp phần 3 nhé cả nhà! Kiến thức còn nhiều lắm ấy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét